Premier League từ lâu đã được mệnh danh là giải đấu khốc liệt nhất trong các giải vô địch quốc gia trên thế giới. Nơi đây quy tụ các đội bóng lớn cùng những ngôi sao hàng đầu, tạo nên một giải đấu mang tính cạnh tranh vô cùng cao. Nhưng trong chúng ta ít người biết rõ về nguồn gốc hình thành nên giải đấu này. Sau đây chúng ta cùng nhau tìm hiểu về lịch sử hình thành giải Ngoại hạng Anh.
1, Bối cảnh hình thành:
Sau những thành công tại đấu trường châu lục trong giai đoạn thập niên 1970-80 của thế kỉ trước, cho đến cuối những năm 80 đã đánh dấu thời kì đi xuống của nền bóng đá Anh. Bắt đầu từ việc các câu lạc bộ Anh bị cấm thi đấu tại các giải đấu châu Âu tới 5 năm vì thảm hoạ Heysel, các sân vận động bắt đầu xuống cấp trầm trọng, khán giả phải sử dụng cơ sở hạ tầng nghèo nàn, từ đó tạo điều kiện cho các hooligan bạo loạn. Dưới tình hình đó, Football League First Division được ra đời là hạng đấu cao nhất nước anh, từng bước phấn đấu xếp sau Serie A và La Liga về doanh thu và cả lượng người hâm mộ theo dõi.
Cho đến đầu những năm 90, sau khi Anh lọt tới vòng bán kết của FIFA World Cup 1990, liên đoàn bóng đá châu Âu đã gỡ bỏ những lệnh cấm đối với các câu lạc bộ Anh và gần như ngay lập tức Manchester United đã vô địch UEFA Winners’Cup ngay mùa giải sau đó. Sau khi xảy ra vụ chen lấn dẫn tới chết người Hillsborough, tất cả các sân vận động đều phải nâng cấp trở thành các sân vận động có khán đài ngồi.
Những năm 1980, các câu lạc bộ lớn ở Anh đã dần dần trở thành những dự án kinh doanh khi các ông chủ đã bắt đầu áp dụng các cơ chế thị trường vào trong cách vận hành câu lạc bộ để tối ưu lợi nhuận. Điều này mang đến cho các câu lạc bộ lớn quyền lực, cùng với việc họ đe doạ sẽ ly khai, các câu lạc bộ ở Division One muốn tăng quyền chi phối biểu quyết giải đấu. Đồng thời họ còn chiếm 50% cổ phần về truyền thông như từ tài trợ và truyền hình. Cho tới đó doanh thu từ truyền hình còn quan trọng hơn nữa. Football League có 6,3 triệu bảng với một thoả thuận kéo dài 2 năm từ năm 1986, tăng dần lên thành 50,000 trong 4 năm và thành 600,000 vào năm 1988. Tới đây đã có những cuộc đàm phán đầu tiên có dấu hiệu của việc ly khai thành lập giải đấu mới của 10 câu lạc bộ nhưng sau đó đã được thuyết phục ở lại khi chấp nhận đồng ý đội bóng lớn nhất được phần lớn nhất của thoả thuận. Nhưng rồi sau khi lượng cổ động viên tăng lên kéo theo doanh thu tăng, đồng thời các sân vận động được tu sửa thì các câu lạc bộ lại một lần nữa muốn rời khỏi Football League để có nhiều nguồn tiền đổ vào nhất.
2, Bắt đầu thành lập.
Tới năm 1990, Greg Dyke giám đốc của London Weekend Televison đã hẹn gặp mặt 5 đại diện cho nhóm “Big Five” tại Anh bao gồm Manchester United, Liverpool, Tottenham, Evetorn và Arsenal tại 1 bữa tối. Mục đích của Dyke chắc chắn là một cuộc ly khai khỏi Football League. Ông ta cho rằng việc này sẽ có lợi cho London Weekend Television khi mà chỉ có tên những đội bóng lớn trong nước xuất hiện trên truyền thông quốc gia, đồng thời dò xét xem các câu lạc bộ có nhắm tới cổ phần tiền bản quyền truyền hình không. Nhưng vấn đề xảy ra ở đây là nếu muốn giải đấu mới có sự uy tín nhất định thì phải được sự ủng hộ tới từ Liên đoàn bóng đá Anh FA, David Dain của Arsenal đã có cuộc đàm phán với FA về ý tưởng tạo ra một siêu giải đấu, tại thời điểm này quan hệ của Football League với FA vốn đã không tốt nên động thái này gần như làm suy yếu đi vị thế của Football League.
Sau khi kết thúc mùa giải 1991, thành viên sáng lập của các câu lạc bộ đã ký bản hiệp định ngày 17 tháng 7 năm 1991, bản hiệp định bao gồm các nguyên tắc cơ bản khi thành lập FA Premier League, lời đề nghị đi kèm với sự hứa hẹn về một giải đấu sẽ mang về nhiều tiền hơn. Giải đấu này sẽ trở thành giải đấu cấp cao nhất và độc lập tài chính với Hiệp hội bóng đá Anh và Football League, điều này sẽ giúp cho giải đấu mới dễ dàng tự chủ thoả thuận các hợp đồng quảng cáo và tài trợ cũng như bản quyền truyền hình giải đấu. Lí lẽ được cho là thuyết phục nhất đưa ra là việc tăng thu nhập sẽ giúp các đội cạnh tranh được với các đội bóng khác ở châu Âu. Trong phi vụ này, tuy Dyke có vai trò quan trọng khi thành lập giải Ngoại hạng Anh nhưng chính ông và ITV lại thất bại khi đấu thầu bản quyền giải đấu khi BSkyB mới là đơn vị giành được gói thầu trị giá 304 triệu bảng trong vòng 5 năm, trong khi đó đài BBC nhận gói phát các chương trình tổng hợp vòng đấu Match of the Day.
Sau khi hoàn tất các thủ tục, đến năm 1992, các câu lạc bộ Hạng Nhất đồng loạt ly khai bỏ giải đấu Football League, ngày 27 tháng 5, FA Premier League đã thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn và làm việc tại văn phòng của Hiệp hội bóng đá Anh, sau này chuyển trụ ở chính tới Lancaster Gate. Đồng nghĩa với đó là chấm dứt 104 năm hoạt động 4 giải đấu cùng lúc của Football League, Premier sẽ như một hạng đấu riêng còn Football League sẽ vẫn giữ nguyên thể thức và số lượng cho 3 giải đấu còn lại của mình.
Mùa giải đầu tiên 92-93 của Premier League có tới 22 câu lạc bộ tham dự bao gồm Arsenal, Aston Villa, Blackburn Rovers, Chelsea, Conventry City, Crystal Palace, Everton, Ipswich Town, Leeds United, Liverpool, Manchester City, Manchester United, Middlesbrough, Norwich City, Nottingham Forest, Oldham Athletic, Queens Park, Rangers, Sheffield United, Sheffield Wednesday, Southampton, Tottenham Hotspur, Wimbledon. Bàn thắng đầu tiên của giải đấu là pha lập công của Brian Deane trong màu áo Sheffield United trong trận thắng 2-1 Manchester United.
3, Sự thống trị của Big Four.
Một nét nổi bật của giải Ngoại hạng Anh vào thập niên 2000 đó là sự vượt trội của 4 ông lớn bao gồm: Arsenal, Chelsea, Liverpool và Man United. Đây được gọi là nhóm “Big-Four” thống trị top 4 vị trí đầu từ mùa 2002 tới mùa 2009 là các suất tham dự cúp c1 châu Âu UEFA Champions League. Đỉnh điểm là thành tích vô địch bất bại của pháo thủ thành London Arsenal mùa 2003-2004, điều mà chưa một đội bóng nào ở Anh làm được.
Tuy nhiên, vượt trội nhưng chưa hẳn là thống trị hoàn toàn, trong thập niên 2000 vẫn có 4 đội bóng ngoài nhóm Big Four vẫn giành được tấm vé tham dự Champions League là: Leeds United 99-2000, Newcastle United 01-02, Everton 04-05 và Tottenham Hotspur 09-10. Các đội này đều giành được vị trí thứ 4 chung cuộc, riêng Newcastle mùa 2002-2003 kết thúc ở vị trí hạng 3.
Điều này lại mang đến nhiều tranh cãi trong giới báo chí, vào tháng 5 năm 2008, Kevin Keegan cho rằng:” Giải đấu này có nguy cơ trở thành một trong những giải đấu lớn nhưng nhàm chán nhất thế giới”. Giám đốc điều hành giải đấu Richard Scudamore lại phản biện rằng:” Có nhiều sự cạnh tranh khác nhau ở Premier League tại các vị trí đầu bảng, giữa bảng hay cuối bảng xếp hạng. Điều đó làm nên sự thú vị của giải đấu.”
Trên đấu trường châu lục, các đội bóng Anh cũng thể hiện sự sừng sỏ của mình khi từ năm 2005 đến năm 2012, họ xuất hiện 7 trên 8 lần xuất hiện trong trận chung kết UEFA Champions League bao gồm: Liverpool 2005, Manchester United 2008 và Chelsea 2012 đã nâng cao chiếc cúp tai voi. Với Arsenal 2006, Liverpool 2007 Chelsea 2008 và Manchester United 2009, 2011 đều để thua tại trận đấu cuối cùng. Trong khi đó Arsenal là đội duy nhất trong Big Four chưa có chiếc cúp vô địch Champions League lần nào.
4, Từ Big Four thành Big Six.
Sang đến thập niên 2010, cùng với việc các đội bóng ngày càng được đầu tư mạnh mẽ, khởi nguồn từ việc Tottenham Hotspur và Manchester City cùng chen chân vào được top 4. Tuy nhiên vẫn có những chỉ trích về khoảng cách giữa các nhóm “top đầu” và các đội còn lại của Premier League vẫn tồn tại, chỉ do họ chi tiêu nhiều hơn so với các đội khác tại Premier League. Sau khi Man City và Tottenham liên tục kết thúc mùa giải với vị trí trong top 4, không một đội bóng nào duy trì được chức vô địch 2 năm liên tiếp. Đây cũng là giải đấu duy nhất ở châu Âu mà không có câu lạc bộ nào bảo vệ được chiếc cúp vô địch. Với chức vô địch mùa 2011-2012 của Manchester City, đánh dấu việc đội đầu tiên ngoài “Big Four” vô địch giải đấu từ mùa 1994-1995 và cũng là mùa đầu tiên 2 đội “Big Four” nằm ngoài top 4 từ mùa 94-95.
Do giải đấu chỉ có 4 suất để được tham dự UEFA Champions League mà ngày càng có nhiều sự cạnh tranh lớn. Nếu các đội bằng điểm nhau và hiệu số bàn thắng, sẽ có một trận đấu giành suất tham dự chơi ở sân trung lập. Trong 5 mùa giải tiếp theo, các đội trong nhóm “Big Four” là Man United và Liverpool đều đứng ngoài top 4 tới 3 lần. Chelsea thì thê thảm hơn khi đứng vị trí thứ 10 mùa 2015-2016, còn Arsenal cũng kết thúc chuỗi kỉ lục 20 lần liên tiếp trong top 4 với vị trí thứ 5 mùa 2016-2017.
Đến đây, khái niệm “Big Six” gần như đã được hình thành với sự góp mặt thêm của Manchester City và Tottenham Hotspur. Mùa 2015-2016, chiếc cúp vô địch đầy bất ngờ của bầy cáo Leicester City khi lên ngôi vô địch UEFA Champions League và được tham dự vòng bảng Champions League.
Bên ngoài sân cỏ, nhóm “Big Six” có một tầm ảnh hưởng về tài chính khá lớn, các đội này cho rằng mình nên có được phần doanh thu lớn hơn do tầm vóc và sức ảnh hưởng tên toàn cầu. Những người phản đối thì cho rằng cần duy trì cơ cấu doanh thu bình đẳng để duy trì độ hấp dẫn của Premier League.
5, Quá trình phát triển
Do Liên đoàn bóng đá thế giới FIFA cùng với cơ quan quản lý bóng đá quốc tế cho rằng các giải đấu vô địch quốc gia cần phải giảm số lượng trận đấu và số câu lạc bộ tham gia xuống 20 vào năm 1995. Ngày 8 tháng 6 năm 2006, FIFA yêu cầu tất cả các giải đấu lớn của lục địa già, bao gồm cả Serie A và La Liga phải giảm xuống còn 18 đội tham dự. Mặc dù có sự phản đối từ phía Premier League nhưng cuối cùng mùa 2007-2008 vẫn bắt đầu với 20 đội tham gia.
Năm 2007 giải đấu được đổi tên từ FA Premier League thành Premier League.