Leicester City vốn chẳng được coi là một đội bóng mạnh khi xét về cả thành tích quá khứ lẫn đội hình hiện tại. Chẳng cần phải hiểu biết về bóng đá, chỉ cần nhìn thứ hạng của đội trong những mùa giải trước cũng dễ dàng thấy rằng Bầy cáo vốn chỉ là hạng “tôm tép” trong giải đấu khắc nghiệt nhất châu Âu.
1, Leicester City và lần đầu được chơi tại EPL
Vào mùa giải 2003/2004, đội chủ sân King Power đã chính thức xuống chơi tại giải hạng nhất nước Anh. Mãi cho tới tận 10 năm sau, tức là mùa giải 2013/2014, đội mới giành quyền lên chơi tại Premier League sau khi vô địch sớm tới tận 6 vòng đấu. Kể từ khi xuống chơi tại giải hạng nhất Anh, Leicester City thể hiện được trình độ khi chưa từng phải xuống hạng hai hay phải thi đấu trụ hạng, họ sở hữu một đội hình có phần nhỉnh hơn các đội tại giải hạng nhất. Ngoài ra đội cũng đã có thời gian từng chơi tại giải cao cấp nhất nước Anh nên việc có kinh nghiệm để có thể trở lại Premier League là điều chắc chắn, tuy vậy Bầy cáo vẫn phải mất tới 10 năm để có thể trở lại sân đấu cao nhất nước Anh.
Vào mùa 2013/2014, lúc này, Premier League vẫn còn tận 5 vòng đấu nữa mới kết thúc và xác định được 3 đội sẽ phải xuống chơi tại giải hạng nhất nước Anh. Tuy nhiên ở chiều ngược lại, Leicester City đã giành được tấm vé thăng hạng đầu tiên trên tổng số 3 vé thăng hạng. Cụ thể, sau trận thắng Sheffield Wednesday, Leicester City đã có tới 89 điểm sau 40 trận đấu. Khoảng cách lúc này với đội đứng thứ 3 bảng xếp hạng đã lên tới 19 điểm. Có nghĩa rằng cho dù QPR có thắng tất cả 6 vòng đấu còn lại thì cũng không có cửa để chen chân vào top 2 đội được thăng hạng thẳng lên Premier League vì chỉ có 18 điểm.
2, Cú “Miracle Run” lịch sử
Trong tựa game chiến thuật nổi tiếng Liên Minh Huyền Thoại, cụm từ “Miracle Run” được dùng để chỉ một hành trình dài của các đội bóng yếu đến ngôi vô địch. Thứ mà họ đánh giá tỉ lệ vô địch còn thấp hơn cả tỉ lệ trúng vé số độc đắc. Lí do là bởi ngoài 6 ông lớn luôn thống trị top đầu ngoại hạng Anh bởi sự chênh lệch về đẳng cấp và trình độ thì vẫn còn đó tận 10 đội cạnh tranh trực tiếp ở vị trí giữa bảng xếp hạng. Từ đó có thể thấy gần như không có cơ hội cho các đội top dưới chen chân được vào top 4 chứ đừng nói có cửa để vô địch.
Thế nhưng Leicester City đã làm cho cả thế giới bóng đá phải kinh ngạc khi vượt qua tất cả các ông lớn như Man United, Man City, Chelsea hay Arsenal, Liverpool để nâng chiếc cúp Premier League.
Khởi đầu mùa giải huyền thoại của đội 2015-2016, lúc này đội có vị thế là đội yếu bết bát khi chỉ vừa trở lại Premier League lần đầu tiên sau 10 năm vắng bóng. Nếu không theo dõi giải đấu, có lẽ nhiều người đều nghĩ rằng, 10 năm ở giải hạng nhất và 10 năm ở Premier League là rất khác nhau. Vì sự chênh lệch giữa đẳng cấp và trình độ của các đội tại 2 giải này là cực kì xa nên với việc phải chơi tại giải hạng nhất tới tận 10 năm khiến cho trình độ của đội sa sút trầm trọng.
Việc đội suýt trở lại giải hạng nhất đã khiến ban lãnh đạo quyết định “thay tướng”, họ mời về Ranieri tiếp quản phòng thay đồ thay Nigel Pearson. Huấn luyện viên người Ý liên tục bị chế nhạo trên các mặt báo, ông cũng không lên tiếng đáp trả, chỉ lặng lẽ làm cả thế giới bất ngờ. Ông chia sẻ về mục tiêu của đội, mới bắt đầu mùa giải, ông chỉ nghĩ tới việc trụ hạng, sau khi có những thành tích nhất định, mục tiêu nâng dần lên thành được dự các cup châu Âu, sau đó là top 4. Mãi tới tận vòng thứ 35, ông mới dám mơ tới 2 chữ “vô địch”.
Trong cuộc đua mùa giải năm ấy, Manchester City xuống dốc không phanh khi thay tướng, còn pháo thủ thành London thì vẫn như một thói quen, đá hay cả mùa đến giai đoạn nước rút thì trượt thẳng xuống dưới hạng. Còn lại Tottenham và Leicester City tạo ra cuộc đua song mã, Gà trống thậm chí còn bỏ luôn cúp châu lục là UEFA Europa League để đấu với Bầy cáo, tuy nhiên lại để mất điểm trước West Brom và Liverpool. Sau cùng, Leicester City bước lên đỉnh Ngoại hạng Anh với chỉ duy nhất 3 lần thất bại trong cả mùa giải.
Thành công của Leicester City được ví như câu chuyện cổ tích đã thành hiện thực, vượt lên cả những ông lớn để có thể chễm chệ nâng cao chiếc cúp ngoại hạng Anh. Cho dù nhiều người nói rằng đây chỉ là chức vô địch “ăn may” do các ông lớn sa sút phong độ, vậy tại sao lại không phải Tottenham hay một đội nào đó trong nhóm Big Six vô địch mà lại là đội vừa lên hạng được một mùa giải. Tất cả thành công này đều do các cá nhân trong một tập thể đóng góp mà thành.
Cho dù mùa giải gần đây đội cũng đã xuống hạng nhất, tuy thế nhưng việc có thể vô địch Ngoại hạng Anh cũng đã là một thành công cực kì lớn của một đội yếu ở vị trí sắp xuống hạng. Điều này vô hình chung tạo động lực cho các đội bóng nhóm dưới để nâng cao trình độ, phấn đấu tới các mục tiêu cao hơn và đồng thời cũng nhắc nhở những đội bóng lớn phải dè chừng vì rất có thể điều này sẽ lặp lại một lần nữa.